Trí thông minh là một đặc điểm phức tạp được ảnh hưởng bởi cả yếu tố di truyền và môi trường. Tuy nhiên những tranh luận về việc ai là người di truyền trí thông minh cho con chưa bao giờ được ba mẹ ngừng tò mò. Hãy cùng bài viết phân tích kỹ hơn để có câu trả lời nhé!
Trí thông minh di truyền từ ai?
Nghiên cứu của Plomin và von Stumm (2018) nhấn mạnh rằng trí thông minh là một đặc điểm đa gen, nghĩa là nó được quyết định bởi nhiều gen khác nhau, tức là nhiều gen khác nhau cùng đóng góp vào khả năng nhận thức. Nghiên cứu của Frontiers về di truyền học đã xác định được 206 vùng gen và 1.041 gen có liên quan đến trí thông minh, cho thấy rằng ảnh hưởng của mỗi gen riêng lẻ là rất nhỏ.
Một nghiên cứu khác về cặp song sinh và gia đình chỉ ra rằng rằng yếu tố di truyền chiếm khoảng 50% sự biến thiên về trí thông minh. Điều này có nghĩa là nếu cha mẹ có trí thông minh cao, khả năng con cái cũng sẽ có trí thông minh cao hơn trung bình là khá lớn.
Các gen liên quan đến trí thông minh được tìm thấy trên nhiều nhiễm sắc thể, nhưng có một số gen quan trọng nằm trên nhiễm sắc thể X. Vì phụ nữ có hai nhiễm sắc thể X (XX) và nam giới chỉ có một (XY), con cái (cả nam và nữ) nhận nhiễm sắc thể X từ mẹ. Con trai nhận một nhiễm sắc thể X từ mẹ và một nhiễm sắc thể Y từ bố, trong khi con gái nhận một nhiễm sắc thể X từ mẹ và một nhiễm sắc thể X từ bố. Điều này nghĩa là mẹ có thể ảnh hưởng lớn hơn đến trí thông minh của con trai thông qua các gen trên nhiễm sắc thể X.
Tuy nhiên, trí thông minh là một đặc điểm phức tạp được quyết định bởi cả yếu tố di truyền và môi trường. Môi trường sống, giáo dục, dinh dưỡng, và sự chăm sóc của gia đình cũng đóng vai trò quan trọng. Ví dụ, một môi trường gia đình giàu trí tuệ, nhiều sách vở, và sự khuyến khích học tập có thể giúp trẻ phát triển trí thông minh một cách tốt hơn.
Vậy làm thế nào để ba mẹ nuôi dưỡng và phát triển trí thông minh cho trẻ?
- Dinh dưỡng và sức khỏe
- Chế độ ăn uống cân bằng:Một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng là nền tảng quan trọng cho sự phát triển trí não của trẻ. Các nghiên cứu cho thấy các chất dinh dưỡng như axit béo omega-3, vitamin D, sắt, kẽm, và protein rất cần thiết cho sự phát triển và chức năng của não bộ. Đặc biệt, các axit béo omega-3 đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ và chức năng nhận thức. Việc thiếu hụt omega-3 có thể dẫn đến các vấn đề về trí nhớ và học tập.
- Nuôi con bằng sữa mẹ: Sữa mẹ không chỉ cung cấp dinh dưỡng tối ưu mà còn chứa các yếu tố miễn dịch giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng và viêm nhiễm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ được nuôi bằng sữa mẹ trong ít nhất 12 tháng có chỉ số IQ cao hơn và thành công hơn trong cuộc sống.
- Giáo dục và kích thích trí tuệ
- Đọc sách: Việc đọc sách từ nhỏ không chỉ giúp phát triển kỹ năng ngôn ngữ mà còn kích thích trí tưởng tượng và khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Đọc sách cùng con và thảo luận về nội dung giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ và tư duy phản biện.
- Trò chơi giáo dục: Sử dụng các trò chơi giáo dục như xếp hình, trò chơi logic và các ứng dụng học tập giúp kích thích trí tưởng tượng, khả năng giải quyết vấn đề và tư duy logic của trẻ.
- m nhạc: Cho trẻ học chơi nhạc cụ hoặc tham gia các hoạt động âm nhạc có thể giúp phát triển khả năng nhận thức và trí nhớ. m nhạc cũng giúp trẻ học cách tập trung và kiên nhẫn.
- Môi trường gia đình và xã hội
Một môi trường gia đình an toàn, tích cực sẽ giúp hỗ trợ trẻ phát triển tốt hơn về mặt trí tuệ và cảm xúc. Ba mẹ hãy cố gắng tương tác thường xuyên với trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày như nói chuyện, chơi cùng, và tham gia các hoạt động ngoài trời.
Ba mẹ hãy khuyến khích sự tò mò và ham học hỏi của trẻ bằng cách cho con tham gia các hoạt động nhóm như câu lạc bộ, lớp học ngoại khóa. Hãy khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và khám phá thế giới xung quanh. Tất cả những điều đó sẽ giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo và khả năng học hỏi cũng như kỹ năng làm việc nhóm
- Giấc ngủ và vận động
Giấc ngủ rất quan trọng cho sự phát triển não bộ và khả năng học hỏi. Trẻ em cần ngủ từ 10-12 giờ mỗi đêm để phát triển toàn diện, cải thiện trí nhớ và khả năng học hỏi của trẻ.
Ngoài ra, hoạt động thể chất đều đặn giúp cải thiện khả năng học hỏi và trí nhớ của trẻ. Các hoạt động như chạy bộ, bơi lội và chơi thể thao không chỉ giúp trẻ khỏe mạnh mà còn kích thích sự phát triển não bộ.
Tóm lại, trí thông minh cho trẻ đòi hỏi một sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố di truyền và môi trường, không phụ thuộc hoàn toàn vào một yếu tố nào cả. Do không quyết định được yếu tố di truyền nên ba mẹ hãy cố gắng tạo cho con một môi trường thật tốt để con có thể phát triển toàn diện cả trí thông minh và thể chất nhé!
Tài liệu tham khảo:
1/ Genes, Cells and Brain Areas of Intelligence, 2019, Natalia A. Goriounova and Huibert D. Mansvelder https://www.frontiersin.org/journals/human-neuroscience/articles/10.3389/fnhum.2019.00044/full, truy cập ngày 16/7/2024
2/ Is intelligence determined by genetics?, Medline Plus, 2023, https://medlineplus.gov/genetics/understanding/traits/intelligence/ , truy cập ngày 16/7/2024
Xem thêm: Liệu có phải trẻ biết nói sớm sẽ thông minh hơn? Khoa học giải thích ra sao?